Cách nấu bia thủ công có gì khác với các loại bia khác? Cần chuẩn bị những gì khi muốn nấu bia tại nhà? Bảo quản quản bia thủ công thế nào cho đúng cách? Bạn đã biết chưa? Hãy cùng Bia Thầy Tu Eibauer tìm hiểu nhé!
Vài nét về bia thủ công
Bia thủ công đang là loại bia nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Đây là loại bia được sản xuất thủ công trên dây chuyền nhỏ lẻ, áp dụng công thức, quy trình ủ bia truyền thống với sự kết hợp đa dạng nguyên liệu để cho ra một hương vị đặc biệt.
Bia thủ công được rất nhiều dân văn phòng, sinh viên,… yêu thích bởi hương vị độc đáo cùng với giá thành rẻ. Đặc biệt chúng ta có thể tự làm bia tại nhà khi có đầy đủ nguyên liệu. Đây là một điểm đặc biệt của dòng bia này.
Nấu bia thủ công cần những nguyên liệu gì?
Nguyên liệu làm ra bia thủ công hết sức phong phú, đa dạng. Nhưng những nguyên liệu bắt buộc cần phải có đó là:
Mạch nha lúa mạch
Đây là một thành phần cực kỳ quan trong trong sản xuất bia. Mạch nha được làm từ lúa mạch sau quá trình tinh chế ở nhiệt độ và độ ẩm nhất định.
Mạch nha có vai trò cung cấp dịch đường, chất albumin và các loại chất khác. Đây cũng là thành phần chính tạo ra màu sắc của bia. Bia màu vàng hay đen hoặc nâu phụ thuộc hoàn toàn vào mạch nha.
Hoa bia
Hoa bia có tên tiếng Anh gọi là Hops. Đây là một loài cây được trồng rất phổ biến ở châu u chuyên dùng để sản xuất bia.
Hoa bia là nguyên liệu quan trọng thứ hai sau mạch nha. Để nấu được bia thủ công, không thể nào thiếu hoa bia.
Nguyên liệu này vai trò tạo hương vị cũng như độ đắng đặc trưng của bia. Đồng thời hoa bia còn giúp tăng độ bọt cho bia.
Hiện nay có rất nhiều loại Hops khác nhau. Mỗi loại sẽ cho ra một hương vị khác nhau. Vì vậy hãy tìm hiểu và lựa chọn loại hoa bia phù hợp trước khi nấu để có được hương vị bia như mong muốn.
Men bia
Ngoài mạch nha và hoa bia ra thì men bia là nguyên liệu quan trọng thứ ba không thể thiếu khi tinh chế bia thủ công. Men bia là một loại vi sinh vật được lên men có tác dụng tạo độ cồn cho bia. Men bia cũng có rất nhiều loại khác nhau. Tùy thuộc vào nồng độ bia bạn muốn uống mà lựa chọn men bia cho phù hợp.
Nước
Nước là một thành phần bắt buộc phải có khi tinh chế bia. Bởi trong bia chiếm tới 90% là nước. Loại nước dùng để sản xuất bia không phải là loại nước lọc bình thường mà là loại nước cất hay còn được gọi là nước tinh khiết.
Loại nước nào có bán trên thị trường, bạn chỉ cần hỏi mua nước cất là sẽ có. Lưu ý là nước tinh khiết nguyên chất chứ không phải là nước lọc bình thường.
4 bước đơn giản để làm bia thủ công tại nhà
Bước 1: Tạo mạch nha từ lúa mạch
Trước tiên khi bạn mua lúa mạch về, bạn phải qua một công đoạn đó là xay lúa mạch để tạo ra mạch nha và dịch đường.
Để đảm bảo chất lượng mạch nha được tốt nhất, bạn nên xay làm sao cho vỏ lúa mạch không bị vỡ ra. Nên dùng máy xay chuyên việt hoặc có thể mang ra quán xay để được đảm bảo chất lượng.
Sau khi xay xong, chúng ta tiến hành nấu để tạo mạch nha. Lưu ý khi nấu mạch nha nên để nhiệt độ vừa phải và nấu mạch nha quá kỹ sẽ ảnh hưởng đến màu và mùi vị của bia.
Bước 2: Đun hỗn hợp mạch nha và hoa bia
Sau khi tạo xong mạch nha, ta tiến hành đến bước đun hai hỗn hợp mạch nha và hoa bia với nhau. Hai nguyên liệu này sẽ được hòa quyện với nhau khi có nhiệt độ. Hoa bia sẽ có tác dụng bổ xung dịch đường trong mạch nha. Lưu ý trong quá trình đun cần phải đảm bảo hỗn hợp được nhuần nhuyễn với nhau để bia đạt chất lượng tốt nhất.
Bước 3: Làm lạnh và lên men
Sau khi hỗn hợp trên được đun xong, chúng ta để nguội và bắt đầu làm lạnh, lên men. Đây là một công đoạn cần thiết trước khi tiến công đoạn ủ bia tiếp theo.
Ở công đoạn này đòi hỏi phải có máy móc chuyên dụng đó là máy làm lạnh. Máy này sẽ có tác dụng khiến hỗn hợp mạch nha và hoa bia đạt nhiệt độ thích hợp trước khi cho men bia vào. Nhiệt độ của dịch đường sau khi được làm lạnh phải đạt từ 8 – 100 độ C.
Sau khi làm lạnh xong, ta đến bước lên men. Trong bước này, sẽ có thêm một thành phần đó là men bia. Men bia sẽ được cho với tỉ lệ tiêu chuẩn đó là 0,5 – 1 lít men/100 lít dịch đường (hỗn hợp mạch nha và hoa bia). Để bia có đạt độ ngon nhất cần phải đảm bảo nhiệt độ từ 9 – 120 độ C và thời gian kéo dài từ 8 – 9 ngày.
Bước 4: Ủ bia
Để thưởng thức được bia, ta cần phải thực hiện bước ủ bia. Ủ bia trong môi trường nhiệt độ từ 0 – 20 độ C và kéo dài từ 3 – 4 tuần. Trong quá trình ủ bia, ta tiến hành tiếp tục lọc và hấp bia để cho ra những giọt bia tinh khiết nhất. Như vậy để làm ra bia thủ công thì cần ít nhất thời gian khoảng 45 ngày.
Làm thế nào để bảo quản bia thủ công được lâu nhất?
Để bảo quản bia thủ công được lâu nhất và vẫn giữ nguyên được chất lượng bia như ban đầu, cần có một vài lưu ý sau:
+ Nhiệt độ bảo quản bia phải đạt 3 độ C. Đặc biệt không để bia ở nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá sẽ khiến thành phần bia bị biến đổi. Lúc đó uống sẽ không còn được ngon nữa hoặc có thể bia sẽ bị hỏng.
+ Cần phải bảo quản bia trong môi trường áp suất từ 10 – 12 PSI. Nếu bị sai lệch thì hương vị bia cũng sẽ bị biến đổi theo.
+ Trong quá trình di chuyển bia, nên tránh tình trạng bia bị lắc quá nhiều. Khi đó các thành phần trong bia có thể bia loãng ra và hạn sử dụng của bia sẽ giảm sút.
Bia thủ công có chút khác với bia tươi đóng lon, chai. Vì vậy hãy hết sức cẩn thận trong khâu bảo quản để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
Như vậy, trên đây là tất cả những quy trình nấu bia thủ công tại nhà vô cùng đơn giản. Bạn hãy thử trải nghiệm nhé. Còn nếu chưa ưng ý với mùi vị thủ công thì hãy thử dùng dòng bia Đức nhập khẩu thượng hạng tại biaducnhapkhau.com. Đảm bảo sẽ khiến bạn phải đắm say sau lần thử đầu tiên.
—————————————————————————-